Bolero – Một dòng nhạc mang âm hưởng dân ca, đêm đến cảm giác gần gũi với mỗi chúng ta. Như hơi thở của cuộc sống, mang cho ta biết bao nhiêu loại cảm xúc với sự lắng đọng trong cuộc sống. Còn được gọi với một cái tên thuần Việt là nhạc trữ tình. |
Thuật ngữ Bolero được sử dụng nhiều trong lĩnh vực ca nhạc và được nhiều thính giả yêu thích và đón nhận. Nhạc bolero ngày nay đã được phát triển và dần trở thành món ăn tinh thần của rất nhiều đối tượng khán giả khác nhau. Để hiểu được Bolero đóng vai trò gì trong cuộc sống, hãy cùng Thu Âm Việt tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Dòng nhạc Bolero là gì?
Bolero là một điệu nhạc có nguồn gốc Tây Ban Nha du nhập sang Mỹ Latinh rồi du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thập niên 1950. Điệu Bolero được sử dụng phổ biến nhất trong các bài nhạc vàng tại miền Nam Việt Nam.
Chính vì được sử dụng quá phổ biến trong dòng nhạc vàng mà nhiều người nhầm điệu bolero với nhạc vàng, coi chúng là một. Cũng có người xem nó là một dòng nhạc riêng và thường gọi là nhạc bolero hoặc nhạc trữ tình – bolero.
Thể loại âm nhạc có giai điệu chậm, lời ca giản dị gần gũi nhưng giàu tình cảm và đậm chất thơ. Không chỉ lời ca mà cả những hình tượng nhân vật xuất hiện trong Bolero cũng gần gũi và quen thuộc. Dòng nhạc này thường không mang tính trừu tượng, nhưng đơn giản và luôn gửi gắm một câu chuyện về tình yêu đôi lứa, gia đình,… Một số ca khúc còn mang nhiều ý nghĩa nhân sinh và triết lý sống nhân văn. Vì sâu lắng, bắt tai và dễ thuộc mà Bolero rất được ưa chuộng và chạm vào tâm hồn của chúng ta một cách dễ dàng.
2. Lịch sử hình thành dòng nhạc Bolero
Với những thông tin ban đầu ở trên thì bolero là loại nhạc được xuất hiện tại xứ sở bò tót Tây Ban Nha và được phát triển sâu rộng hơn bởi một vũ công người Tây Ban Nha có tên là Sebastián Cerezo vào năm 1780 và tất nhiên lúc đó thì khái niệm về thể loại bolero là nhạc gì hoàn toàn chưa được xuất hiện. Tuy nhiên vào thời gian này thì bolero xuất hiện như một điệu nhảy phù hợp với những bản Ballet cổ điển.
Quá trình hình thành của bolero bắt đầu từ Tây Ban Nha sau đó đã có cuộc du nhập đầu tiên sang Mỹ Latin và dần trở nên rộng rãi và du nhập vào Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa có những khái niệm chính xác ở nước ta về khái niệm bolero nghĩa là gì. Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại người ta vẫn thường nhắc đến bản nhạc bolero với tên gọi của một khúc hát buồn và tâm trạng.
Ban đầu nhạc Bolero xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 1950 và phổ biến nhất vẫn là ở khu vực phía Nam, cùng với đó nhạc bolero khi vào Việt Nam vẫn mang những nét đặc trưng của nhịp điệu xoay vần cùng những vòng quay chậm rãi khi còn là bản nhạc điệu nhảy của Tây Ban Nha.
3. Bolero trong đời sống hiện nay
Trong thế giới nhạc, có nhiều ý kiến cho rằng: “Bolero ủy mị, ướt át, ủy mị”. Còn có người cho rằng đó là dòng nhạc rẻ tiền. Nhiều năm qua, đây là dòng nhạc gây tranh cãi nhiều nhất, nhưng cũng được lượng công chúng đông đảo. Có người phải thốt lên: Nhạc sến chưa bao giờ bùng phát và trỗi dậy một cách mạnh mẽ, thế nhưng nó vẫn âm ỉ tồn tại và phát triển bên cạnh những dòng nhạc khác! Công bằng mà nói, thì dòng nhạc Bolero có nhiều ca khúc bài hay. Thậm chí có những bài hát vượt thời gian, mà từ khi nó ra đời đến nay, luôn được công chúng yêu mến. Và cũng chẳng ít người đánh giá không công bằng, đã phải thay đổi quan điểm, bởi thấy rằng những tín đồ của Bolero vẫn tồn tại đông đảo trong đời sống hiện nay.
Các nhà chuyên môn cho rằng, ở Việt Nam trong những năm qua đã du nhập khá nhiều dòng nhạc ngoại, nhất là giới trẻ đã du nhập dòng nhạc điện tử (EDM). Mặc dù vậy, đây vẫn là dòng nhạc chủ yếu được dùng trong những vũ trường và một phần trong các show âm nhạc. Công chúng chỉ là người trẻ, còn đa phần không mấy mặn mà. Còn Bolero có chỗ đứng trong lòng thì từ người trẻ, trung niên đến các bậc phụ lão. Thậm chí, dòng nhạc này một thời cũng đã tạo nên một thị trường văn hóa phẩm, tức là các đĩa nhạc, đồng thời thu hút nhiều người hâm mộ, thậm chí có cả những fan cuồng. Đơn cử như có người trẻ thích Mạnh Quỳnh, mỗi lần ca sĩ này phát hành đĩa là phải tìm mua cho bằng được.
Dù thế nào đi nữa, bolero vẫn là một món ăn tinh thần trong làng âm nhạc. Và thay vì chê bai dòng nhạc này, thì các nhạc sĩ nên dồn tâm sức, viết ra những ca khúc mang giá trị khác. Dù là nhạc “sến”, thì cũng chẳng ảnh hưởng đến ai. Thậm chí, có nhiều nhạc sĩ cho rằng, hiện nay nhạc trẻ quá nhạt nhẽo, thậm chí lố lăng, câu từ lủng củng, phản cảm, nhiều người thấy chán nản đã tìm đến với Bolero như để hoài niệm, tìm kiếm sự đồng điệu của tâm hồn.
4. Một số ca sĩ đình đám của dòng nhạc Bolero
Ca sĩ Lệ Quyên
Là một trong những ca sĩ hát nhạc Bolero được mệnh danh là nữ hoàng bolero ở thời điểm hiện tại. Những bài hát của cô đều rất được yêu mến bởi chất giọng đặc trưng của cãi vừa mang nét ngọt ngào vừa sâu lắng và cũng tràn đầy những xúc cảm chân thật , cô có duyên với con đường âm nhạc ngay từ khi ra mắt album đầu tiên với giấc mơ có thật.
Những bài hát bolero được nữ ca sĩ thể hiện: khúc tình xưa, vùng tóc nhớ, tình lỡ hay đoạn tuyệt, đều là những ca khúc mang lại tiếng vang lớn cho nữ ca sĩ, ở thời điểm hiện tại, Lệ Quyên vẫn là nữ ca sĩ được yêu thích nhất với dòng nhạc bolero trữ tình.
>> Địa điểm thu âm dòng nhạc Bolero uy tín tại TP.HCM
Nữ hoàng nhạc trữ tình Phi Nhung
Là giọng ca hải ngoại đắt giá, ca sĩ Phi Nhung được biết đến là người mang hình ảnh quê hương Việt Nam bằng tiếng hát ngọt ngào với giọng ca khàn nhưng trầm ấm, tiếng hát chất chứa tình cảm với nỗi niềm tự sự qua từng số phận qua mỗi bài hát khác nhau.
Một số bài hát tiêu biểu ca sĩ Phi Nhung thể hiện như: phận mồ côi, bông điên điển hay sa mưa giông,..
Phương Mỹ Chi
Là một ca sĩ chuyên hát thể loại nhạc dân ca Nam bộ Việt Nam. Mặc dù nhỏ tuổi, nhưng Mỹ chi đã sở hữu cho mình một chất giọng vô cùng ngọt ngào. Một số bài hát tiêu biểu : buồn mẹ tôi, Nhật ký cho ba, mây chiều, Quê em mùa nước lũ,..
Một số bài hát Bolero hay do Nguyễn Báu Studio sản xuất
Những ca khúc Bolero không hề kén người nghe mà hợp với mọi lứa tuổi thời đại mang những làn điệu dân ca ấm áp và tình cảm rất đặc trưng, Thu Âm Việt hy vọng bài viết mang đến một số thông tin hữu ích cho bạn về dòng nhạc Bolero.