Chúng tôi Cung Cấp Dịch Vụ
Thu Âm Chuyên Nghiệp - Từ 2009

Hoạt Động Liên Tục Suốt 14 Năm Qua, Nguyễn Báu Studio Xin Cảm Ơn Bạn Yêu Nhạc Cũng Như Các DIễn Viên, Ca Sỹ…Phan Mạnh Quỳnh, Erik, Lưu Ánh Loan,  Dương Hồng Loan, Diệu Hiền, Thuỵ Long, Nguyễn Phi Hùng, Lâm Quốc Khải, Trương Quỳnh Anh, Tuấn Khanh Microwave, Trấn Thành, Thành Lộc,Việt Anh, Hồng Ánh… đã thực hiện thu âm tại Nguyễn Báu Studio. 

HIỂU ĐÚNG VỀ LUẬT BẢN QUYỀN SỞ HỮU SẢN PHẨM ÂM NHẠC TRÊN MẠNG (PHẦN CƠ BẢN)

Trước giờ khi download hình ảnh hoặc bài nhạc, bạn thường hay nghe nói tới Public Domain, Creative Commons, hoặc Royalty Free. Vậy những thuật ngữ đó có nghĩa gì, và có bao nhiêu loại bản quyền? Các khái niệm này được áp dụng cho mọi thể loại nội dung (video, podcast, hình ảnh, phim, v.v. Trong phạm vi hiểu biết của mình, mình đề cập sâu hơn về mảng âm nhạc.

_Public Domain: đồ xài chung, không có bản quyền. Bạn có thể sửa và sử dụng mà không cần phải ghi credit .

_Creative Commons: bạn có thể sử dụng lại tác phẩm của người khác, nhưng có những điều kiện đi kèm.

_Royalty Free: Mua giấy phép một lần và được sử dụng số lần tùy ý.

Hiểu được các khái niệm này sẽ giúp bạn tránh nhầm lẫn kiểu “Từ nào có chữ free thì chắc là xài chùa được (!)”.

1/ PUBLIC DOMAIN

– Một tác phẩm thuộc public domain trong 3 trường hợp sau:

+ Bản quyền tác giả đã hết hạn sử dụng. Theo luật hiện thời của Mỹ là 70 năm sau khi người giữ bản quyền tác phẩm qua đời.

+ Tác giả sáng tác dành cho cộng đồng.

+ Tác phẩm được tạo ra để dành cho một dự án của chính phủ, được tạo ra bởi quan khách hoặc nhân viên chính phủ cho một công cán chính thức nào đó.

+ Tuy nhiên, nếu search nhạc trên thư viện của Quốc hội Mỹ, bạn cần lưu ý xem bản nhạc đó có phải là của nghệ sĩ hay là nhân viên chính phủ. Nếu là bản nhạc của nghệ sĩ thì có thể bạn vẫn phải trả phí tác quyền, vì tác phẩm đó không thuộc public domain.

***Lưu ý : Public Domain chỉ áp dụng cho tác phẩm gốc. Ví dụ bài nhạc X, được một DJ Y sử dụng để tạo ra bản mix Z. Nếu bạn sử dụng bài nhạc X thì không phải ghi công tác giả, hoặc mất phí tác quyền, nhưng nếu xài bản nhạc Z thì bạn vẫn phải trả tiền tác quyền.

-Một trường hợp khác áp dụng cho các bản phối nhạc (music arrangement). Ví dụ bài Silent Night là một bản nhạc rất xưa, mà bản gốc bạn hoàn toàn có thể xài chùa vì nó là Public Domain. Tuy nhiên, khi nghệ sĩ đương đại phối lại thành một bản nhạc hoàn toàn mới, họ có thể đăng kí bản quyền cho bản phối Silent night đó.

(MẤY ANH EM HAY LÀM CLIP VỀ DẠY NHẠC VỚI NHẠC CỤ THÌ LƯU Ý CÁI NÀY ĐỂ TRÁNH MẤY CÚ ĐI ĐẬP GẬY XÀM NHƯ BÊN HỒNG ÂN NHÉ )

2/ CREATIVE COMMONS

-Creative Commons (CC) được xây dựng dựa trên luật bản quyền hiện hành, cho phép bạn giữ “một phần nào đó” bản quyền của các thể loại nội dung âm nhạc, phim ảnh, hình ảnh, v.v miễn phí. Một nhạc sĩ sử dụng giấy phép CC để cho phép mọi người chia sẻ hợp pháp bài nhạc của họ trên kênh online, copy tặng cho bạn bè, hoặc sử dụng trong videos, v.v. CC dựa vào sự tự giác của mọi người, thể hiện sự tôn trọng với kết quả công việc của nghệ sĩ/tác giả.

-6 loại giấy phép CC:

+Một số thuật ngữ cần biết

*BY: Attribution: Ghi nhận công của tác giả

*SA: ShareAlike: Chia sẻ tương tự

*ND: No Derivs: Không phái sinh

*NC: Non Commercial: Phi thương mạiMusic Copyright

+ Wikipedia hiện đang sử dụng CC-BY-SA.

– Thay đổi giấy phép nghĩa là: Nếu bạn sử dụng tác phẩm X (CC-BY-SA), để remix ra tác phẩm Y, thì tác phẩm Y bắt buộc cũng phải dùng giấy phép CC-BY-SA. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng tác phẩm A (CC-BY-ND), để remix ra tác phẩm B, thì bạn có quyền đăng kí giấy phép khác cho tác phẩm B (có thể là thành CC BY-NC-ND chẳng hạn).

2/ CREATIVE COMMONS

-Từ thời xa xưa, mỗi show trên tivi đều có một bài hát chủ đề rất dễ nhận ra. Ở thời kì đĩa hát than, người ta dùng needle-drop music, tức là loại giấy phép cho phép bạn sử dụng bài hát đó một lần. Ví dụ như bạn sử dụng bài hát X với 10s đoạn trích cho đoạn intro của một dự án, sau đó 10s nữa (cùng đoạn) cho đoạn kết, vậy bạn cần phải lấy giấy phép needle-drop 2 lần. Nôm na là xài bao nhiêu lần thì trả tiền bấy nhiêu lần.

– Tuy vậy, cách trả tiền bản quyền như vậy trở nên quá đắt đỏ. Từ đó, Royalty Free ra đời.

– Royalty Free cho phép người dùng trả tiền bản quyền duy nhất một lần, và được sử dụng bao lâu tùy ý. Ví dụ bạn dùng nhạc để minh họa một video và post lên kênh share video, bạn chỉ phải trả tiền một lần và được sử dụng luôn.

*** Royalty Free có gì khác với Stock Music?

+ Royalty free và Stock Music thường được dùng thay thế cho nhau, nhưng hai khái niệm này không đồng nghĩa. Thư viện stock music là loại thư viện âm nhạc trữ sẵn và có thể mua được với giá cố định, chất lượng, đa dạng từ thể loại nhạc mix rẻ tiền cho đến những bản nhạc hết sức chuyên nghiệp. Đại khái, Royalty free music có thể là stock music, nhưng Stock music thì chưa chắc là Royalty Free Music. Nhiều thư viện stock music không bán nhạc dạng Royalty free, tức bạn vẫn phải trả tiền theo số lần bạn sử dụng (pay per usage model).

***Tại sao phải mua Royalty Free music?

+ Lí do lớn nhất là vì mua sẵn thì dễ hơn là tự viết nhạc. Ngoài ra, bạn còn tiết kiệm được thời gian đầu tư hoặc trang thiết bị để làm nhạc. Chất lượng của Royalty Free Music cũng rất phong phú, từ loại đơn giản tới cực kì phức tạp. Sau khi mua nhạc, bạn được phép chỉnh sửa tùy mục đích sử dụng.

+ Hàng triệu người từ nhà sản xuất âm nhạc, thiết kế animation, các công ty làm phim, quảng cáo, v.v. đang sử dụng Royalty Free music.

***”ĐỌC KĨ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG”

+ Điều quan trọng là bạn nhớ đọc điều khoản và cách sử dụng bài nhạc trước khi mua. Một số công ty có chấp nhận Royalty Free Music nhưng vẫn charge phí của bạn tùy theo số lần sử dụng. Nếu thấy các điều khoản không phù hợp để gọi là Royalty Free Music, bạn hãy tìm ở nguồn khác.

☆☆☆Phân biệt Royalty Free và Copyright Free :

• Royalty free cho phép người mua nhạc có thể sử dụng bài nhạc đó nhiều lần mà chỉ cần trả phí bản quyền một lần duy nhất.

•Copyright free nghĩa là bản quyền của bài nhạc đã hết hạn hoặc có một bên thứ hai đã mua được quyền sử dụng tác phẩm. Tùy theo quốc gia mà copyright tồn tại trong một thời gian nào đó.

■■Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.■■

■■Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, kỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn của tác phẩm là 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.■■

■■Đối với các tác phẩm khuyết danh và các tác phẩm khác không thuộc những loại hình nêu trên thì thời hạn bảo hộ được xác định là suốt cuộc đời tác giả cộng thêm 50 năm kể từ sau khi tác giả qua đời. Trong trường hợp tác phẩm thuộc sở hữu của đồng tác giả thì thời hạn này được xác định là năm 50 kể từ sau khi đồng tác giả cuối cùng qua đời.■■

Theo luatquocdan chấm com

– Trong tiếng Việt mình không có từ dịch tương ứng với Royalty, nếu tra từ điển thì cũng gọi là “bản quyền”. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu nôm na ở đây là “Quyền sử dụng tác phẩm”. Ví dụ bạn mua Royalty Free đoạn nhạc X, như vậy không có nghĩa bạn là người giữ bản quyền của bài nhạc X, mà bạn chỉ mua “quyền sử dụng tác phẩm”. Người giữ bản quyền vẫn là tác giả của bài nhạc đó, hoặc một bên thứ 2 khác được tác giả ủy quyền (có thể là ủy quyền một phần, ví dụ như chỉ sở hữu đoạn điệp khúc thôi). Giả dụ 100 năm sau khi tác giả qua đời, bài nhạc X trở thành “của công”, thuộc sở hữu cộng đồng, thì lúc này bài hát này mới được gọi là Copyright free (hoặc Public Domain).

_Đọc tới đây chắc bạn cũng hình dung được, Copyright Free chính là hình thức thứ nhất của Public Domain.

____________________

Hiểu đúng về bản quyền sẽ giúp bạn sử dụng đúng luật, tôn trọng tác phẩm và công sức lao động của nghệ sĩ, cũng như biết tự bảo vệ tác phẩm của mình.

CÁM ƠN VÌ ĐÃ ĐỌC HẾT BÀI 😁😁

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.
.
.
.